~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ VÌ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHĂM SÓC THAI KỲ ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO MẸ VÀ BÉ

Thứ ba - 25/06/2024 03:11
      Ngày 24 tháng 06 năm 2024 Bác sỹ CKII Dương Hải Thành - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã trực tiếp tiến hành phẫu thuật cấp cứu lấy thai cho 02 bệnh nhân nữ: Bùi Ánh Ngọc 17 tuổi xóm Gò Mu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi. Bệnh nhân vào viện 10h 23/6/2024 chẩn đoán là Thai 39 tuần chuyển dạ đẻ lần 1, ngôi đầu. Theo dõi đến 21h ngày 24/6/2024 CTC xóa, cơn co TC thưa, siêu âm cạn ối.chẩn đoán lại Thai 39 tuần chuyển dạ đẻ lần 1, cạn ối. Bác sỹ chỉ định mổ cấp cứu hồi 21h30 ngày 24/6/2024. Bệnh nhân Bùi Thị Chiến 31 tuổi Trường mầm non xã Cuối Hạ huyện Kim Bôi. Bệnh nhân vào viện lúc 21h ngày 24/6/2024 chẩn đoán Thai 40 tuần chuyển dạ đẻ lần 2,rỉ ối/ sẹo mổ cũ lấy thai. Bác sỹ chỉ định mổ cấp cứu 00h ngày 25/6/2024.
     Sau một thời gian mổ cấp lấy thai 2 bệnh nhân đều tỉnh táo,da niêm mạc hồng, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường.
   Theo Bác sỹ CkII Dương Hải Thành việc chăm sóc trước sinh là một hoạt động quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Chăm sóc trước sinh đầy đủ theo quy định sẽ giúp bà mẹ biết về tình trạng sức khoẻ của mẹ, thai nhi, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng, sinh hoạt, lối sống phù hợp nhằm bảo đảm sự phát triển tối ưu cho thai nhi.
Chăm sóc trước sinh cũng là dịp để thực hiện tiêm phòng uốn ván, bổ sung vi chất, phát hiện sớm các vấn đề bất thường của mẹ và thai để có thể xử trí kịp thời, bảo đảm an toàn trong suốt thời gian mang thai và cuộc đẻ.
Một trong những nội dung quan trọng của chăm sóc trước sinh là khám thai định kỳ để đánh giá tình trạng sức khoẻ của người mẹ và thai nhi, nhằm phát hiện nguy cơ khi mang thai để xử trí kịp thời, hướng tới kết quả tốt nhất cho mẹ và con sau sinh. Các bà mẹ cần chú ý lịch khám thai định kỳ như sau:
- Trong 3 tháng đầu thai kì (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày). Đây là giai đoạn để  xác định: việc có thai, xác định vị trí làm tổ của thai, lập hồ sơ quản lý thai, tính tuổi thai, dự kiến ngày sinh; xác định thai bình thường hay bất thường (thai lưu, thai trứng, thai vô sọ…); Phát hiện các bệnh lý phụ khoa kèm theo, (như: u xơ tử cung, u buồng trứng…) các bất thường đường sinh dục nhất là tại tử cung có thể ảnh hưởng tới thai; Sàng lọc, phát hiện yếu tố nguy cơ để tư vấn chăm sóc, điều trị phù hợp các bệnh lây truyền từ mẹ sang con như HIV, Giang mai, Viêm gan B.
- Khám thai 3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày) nhằm: Đánh giá sự phát triển của thai, sự đáp ứng của cơ thể mẹ với thai nghén; Sàng lọc một số bệnh như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật; Tiêm vắc xin phòng uốn ván, tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm cần đến cơ sở y tế./-strong/-heart:>:o:-((:-h- Khám thai 3 tháng cuối (tính từ tuần 29 đến tuần 40) mục đích: Đánh giá sự phát triển của thai; phát hiện một số bất thường của thai; Xác định ngôi thai, thế, kiểu thế; Đánh giá sức khỏe bà mẹ; phát hiện các tai biến sản khoa thường gặp (như tiền sản giật, rau tiền đạo, rau bong non...); Tư vấn các dấu hiệu nguy hiểm cần đến cơ sở y tế ngay, các dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị cho cuộc đẻ; tư vấn chọn cách đẻ, nơi đẻ, các phương pháp giảm đau trong và sau đẻ, cho trẻ nằm da kề da với mẹ ngay sau khi đẻ và cho trẻ bú sớm, nuôi con bằng sữa mẹ…
Chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc vận động, vệ sinh khi có thai cũng rất quan trọng:
- Người mẹ cần biết lợi ích của dinh dưỡng tốt cho bản thân và cho con: chế độ dinh dưỡng đảm bảo sẽ giúp người mẹ ít mắc bệnh, giảm nguy cơ chảy máu khi sinh; con sinh ra khỏe mạnh, phát triển tôt, không bị nhẹ cân; đẻ đủ tháng; hồi phục nhanh sau đẻ và đủ sữa cho con bú. Chế độ ăn cho người mẹ khi mang thai phải đủ chất (tinh bột, đạm, chất béo, rau củ quả, quả chín theo mùa), uống nhiều nước; nếu ăn ít nên ăn tăng nhiều bữa; không nên ăn nhiều đường, các loại nước ngọt; không dùng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá...); hạn chế ăn muối trong đồ ăn.
- Chế độ làm việc, vận động khi có thai: Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi; Làm việc nhẹ nhàng vào ba tháng cuối; Không mang vác nặng trên đầu, trên vai; Không làm việc dưới nước hoặc trên cao nguy hiểm; Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, chú ý lựa chọn tư thế phù hợp. Hạn chế quan hệ tình dục vào những tháng cuối của thai kỳ.
- Vệ sinh khi có thai: mặc đồ rộng và thoáng; Tắm rửa thường xuyên; Giữ vú và bộ phận sinh dục sạch; Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày. Chú trọng giấc ngủ trưa; Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói; Tránh đi xa, tránh xóc xe.
Chăm sóc sức khỏe khi mang thai không chỉ bảo đảm an toàn cho người phụ nữ mà còn giúp em bé được phát triển khỏe mạnh. Một lối sống lành mạnh và tuân thủ lịch khám thai là nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc sức khỏe khi mang thai./.
Song song với việc chăm sóc trước sinh thì việc chăm sóc sau sinh cũng quan trọng, đặc biệt phương pháp  da kề da ngay sau khi sổ thai là một trong 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 11 năm 2014, 6 bước trên bao gồm: lau khô ủ ấm, da kề da; tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin; kẹp và cắt dây rốn muộn; kéo dây rốn có kiểm soát; xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong 2 giờ đầu sau sinh; hỗ trợ cho trẻ bú sớm hoàn toàn.
Phương pháp da kề da mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé
Dưới đây là một số lợi ích chính từ phương pháp da kề da ngay sau sinh:
Đối với mẹ
Da kề da giúp kích thích cơ thể mẹ giải phóng nhiều hormone oxytocin, có tác dụng tạo ra một loạt biến đổi tích cực cho mẹ như mẹ cảm thấy hạnh phúc hơn, sữa về nhiều hơn, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm huyết áp, tăng khả năng chịu đau,… Các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau sinh, thời gian cho bú cũng lâu hơn.
Tiếp xúc da kề da ngay từ những phút đầu sau khi sinh giúp tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con, giúp tăng tình cảm gắn kết giữa hai mẹ con, bé cảm nhận được hơi ấm của mẹ và mẹ cũng cảm thấy yêu thương con nhiều hơn. 
Đối với bé
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi da bé tiếp xúc trực tiếp với da mẹ sẽ tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với nhiều vi khuẩn quen thuộc từ da của mẹ. Điều này không hề có hại mà lại có lợi vì bé đã nhận được kháng thể chống lại những vi khuẩn này từ khi còn trong bụng mẹ. Việc tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ giúp bé bổ sung thêm nhiều kháng thể có lợi, giúp bé “làm quen” và thích nghi dần với môi trường bên ngoài, đặc biệt đối với các bé sinh mổ, không có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở bộ phận sinh dục của mẹ.
Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết
Trẻ sơ sinh sống trong bụng mẹ với nhiệt độ ấm hơn môi trường bên ngoài. Sau sinh, trẻ dễ bị lạnh do tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp hơn. Chính vì thế, việc duy trì thân nhiệt là điều vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trên cơ thể mẹ, ngực là vị trí ấm hơn nhiều so với những vùng khác. Khi bé được da kề da với mẹ, chỉ vài phút sau, ngực mẹ sẽ tự điều chỉnh để làm ấm hoặc làm mát tùy theo nhu cầu của bé. Tiếp xúc da kề da cũng giúp cơ thể bé học cách tự điều chỉnh, giữ ổn định các chỉ số sinh học cơ bản như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và đường máu sao cho phù hợp với môi trường sống mới.
Giúp bé bú mẹ sớm và lâu dài
Tiếp xúc da kề da giúp bé bắt đầu thực hiện hành vi tìm vú bản năng của một đứa trẻ mới sinh. Bé sẽ sớm biết cách ngậm vú và ngậm chính xác hơn thay vì sau sinh luôn bị quấn chặt trong tã. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc da kề da với con cũng giúp người mẹ tăng sản xuất sữa, đảm bảo bé luôn có đủ sữa để bú lâu dài. 
Giảm khóc, giảm căng thẳng
Kết quả nghiên cứu Cochrane phân tích gộp 34 thử nghiệm lâm sàng trên 2177 cặp mẹ con về tiếp xúc da kề da cho thấy các trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau đẻ, thời gian cho bú cũng lâu hơn. 
Tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não
Khi mới chào đời, não của bé chưa hoàn thiện và kích thước chỉ bằng 1/4 so với người lớn. Việc tiếp xúc da kề da đòi hỏi nhiều cơ quan cảm giác tham gia nên nó hỗ trợ phát triển các đường dẫn truyền thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện não bộ. Bên cạnh đó, tiếp xúc da kề da với mẹ giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Trong khi giấc ngủ sâu lại đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trưởng thành của não.
Ngoài ra, tiếp xúc da kề da ngay sau sinh còn giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, bảo vệ trẻ khỏi tác hại của việc tách mẹ,…
Không những thế, tiếp xúc da kề da ngay sau sinh còn mang lại lợi ích đối với gia đình và xã hội, vì giúp giảm chi phí y tế về bệnh tật nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ; giảm chi phí nằm viện, phục hồi sức khỏe mẹ từ việc rút ngắn thời gian hồi phục;…
Chính vì những lợi ích tuyệt vời trên, phương pháp da kề da là một trong 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng. 
PHẪU THUẬT LẤY THAI CHO BỆNH NHÂN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tra cứu gp hành nghề
Thủ tục khám chữa bệnh
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay704
  • Tháng hiện tại12,749
  • Tổng lượt truy cập419,681
Đánh giá của bệnh nhân

Chất lượng dịch vụ tại TTYT Huyện Kim Bôi?

VIDEO TTYT Huyện Kim Bôi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây